Ứng viên ngành E-commerce không thể không biết những Thuật ngữ này
Sự thay đổi này đã thúc đẩy ngành E-commerce (Thương mại điện tử) phát triển vượt bậc, đồng thời tạo ra nhu cầu tuyển dụng lớn để vận hành hệ thống khổng lồ phía sau. Nếu bạn đang đam mê và muốn theo đuổi lĩnh vực này, đây là những thuật ngữ quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Cody Nguyễn
Sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, hay gần đây nhất là Temu cùng nhiều nền tảng khác với độ phủ sóng rộng khắp đã tạo nên một bước ngoặt trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Giờ đây, chỉ với một nút bấm, bạn đã có thể sở hữu món đồ mong muốn với mức giá thậm chí còn ưu đãi hơn so với mua trực tiếp tại các trung tâm thương mại.
Sự thay đổi này đã thúc đẩy ngành E-commerce (Thương mại điện tử) phát triển vượt bậc, đồng thời tạo ra nhu cầu tuyển dụng lớn để vận hành hệ thống khổng lồ phía sau. Nếu bạn đang đam mê và muốn theo đuổi lĩnh vực này, đây là những thuật ngữ quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
1. PPC (Pay-Per-Click)
Hình thức quảng cáo trực tuyến mà doanh nghiệp chỉ trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo. Ví dụ: Google Ads, Facebook Ads.
2. CTR (Click-Through Rate)
Tỷ lệ nhấp chuột, đo lường số lần người dùng nhấp vào quảng cáo hoặc liên kết so với số lần hiển thị.
3. KPI (Key Performance Indicator)
Chỉ số đo lường hiệu quả công việc hoặc chiến dịch marketing, như số lượt truy cập, doanh thu, hoặc tỷ lệ chuyển đổi.
4. CAC (Customer Acquisition Cost)
Chi phí để thu hút một khách hàng mới. Công thức: Tổng chi phí marketing / Số khách hàng mới.
5. ROI (Return on Investment)
Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bỏ ra trong một chiến dịch marketing.
6. A/B Testing
Phương pháp so sánh hai phiên bản (A và B) của một chiến dịch hoặc nội dung để xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn.
7. Lead Generation
Quá trình thu hút và chuyển đổi người quan tâm thành khách hàng tiềm năng (leads).
8. Remarketing/Retargeting
Quảng cáo nhắm lại đến những người đã truy cập website hoặc tương tác với thương hiệu nhưng chưa hoàn tất hành động mua hàng.
9. USP (Unique Selling Proposition)
Lợi điểm bán hàng độc nhất, giúp sản phẩm hoặc thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ. Đây là yếu tố chính để thu hút khách hàng.
10. Customer Journey
Hành trình khách hàng, chỉ quá trình từ khi khách hàng lần đầu biết đến thương hiệu cho đến khi họ mua hàng và trở thành khách hàng trung thành.