1. /
  2. Blogs/
  3. Vì Sao Não Bộ Chỉ Ưu Tiên Những Suy Nghĩ Tiêu Cực?
Kiến thức, Kỹ năng nghề nghiệp, Phát triển bản thân

Vì Sao Não Bộ Chỉ Ưu Tiên Những Suy Nghĩ Tiêu Cực?

Từ thời xa xưa, bản năng con người phải luôn chú ý đến nguy hiểm để tồn tại. Vậy nên từ góc độ tiến hoá, xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực là cách não bộ giúp chúng ta an toàn. Vậy, nó có còn giúp ích cho con người trong thời đại hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu bài viết ngay thôi!

Anne

Anne

6 phút đọc
Post's featured image

Bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao những thông tin tiêu cực thường được lan truyền rất rộng rãi và nhanh chóng? Có bao giờ bạn cảm thấy mặc dù thông tin rất tiêu cực nhưng bạn vẫn rất "hóng" và mong chờ diễn biến tiếp theo? Việc xem và ưu tiên thông tin tiêu cực không đánh giá bạn là con người như thế nào, bởi theo bản năng, con người có thiên kiến tiêu cực - thường ưu tiên những thông tin xấu hơn là thông tin tốt.

Vậy, thiên kiến tiêu cực là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta? Hãy cùng Đúng Người Đúng Việc tìm hiểu nhé!

  1. Thiên kiến tiêu cực (Negative bias) là gì?

Thiên kiến tiêu cực (Negativity Bias) là xu hướng chú ý, ghi nhớ và sử dụng thông tin tiêu cực nhiều hơn tích cực. Nó như một "kẻ thù" thầm lặng, khiến chúng ta tập trung vào những điều tồi tệ và bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Hiện tượng tâm lý này giải thích tại sao ấn tượng ban đầu tồi tệ lại khó vượt qua và tại sao những tổn thương trong quá khứ lại có thể để lại hậu quả kéo dài như vậy. Trong hầu hết mọi tương tác, chúng ta có nhiều khả năng nhận thấy những điều tiêu cực và sau đó ghi nhớ chúng một cách rõ ràng hơn.

  1. Thiên kiến tiêu cực từ đâu mà có?

Hàng ngàn năm trước, con người phải đối mặt với nhiều nguy hiểm trong môi trường sống, từ động vật ăn thịt đến bệnh tật. Để sinh tồn, con người cần nhanh chóng nhận biết và phản ứng với những mối đe dọa tiềm ẩn. Vậy nên từ góc độ tiến hoá, xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực là cách não bộ giúp chúng ta an toàn.

Mặc dù môi trường của chúng ta đã thay đổi và chúng ta không còn phải chạy trốn khỏi những kẻ săn mồi nữa nhưng chúng ta vẫn có những phản ứng và sự lo lắng để tự bảo vệ. Do đó, những điều tiêu cực thường tác động nhiều hơn đến hành vi và suy nghĩ của chúng ta hơn hơn là những điều tích cực.

Những điều tiêu cực thường tác động nhiều hơn đến hành vi và suy nghĩ của chúng ta hơn hơn là những điều tích cực
  1. Biểu hiện của thiên kiến tiêu cực
  • Nghĩ về điều tiêu cực nhiều hơn tích cực: Thay vì tập trung vào những điều tốt đẹp, bạn thường dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về những điều tiêu cực, những thất bại trong quá khứ hoặc những lo lắng về tương lai.
  • Ghi nhớ trải nghiệm tiêu cực hơn: Bạn dễ dàng ghi nhớ những trải nghiệm tiêu cực hơn những trải nghiệm tích cực. Ví dụ, bạn có thể nhớ rõ những lời phê bình hơn những lời khen ngợi, hoặc những lần thất bại hơn những lần thành công.
  • Nhớ những lời công kích hơn lời khen: Khi ai đó nói điều gì đó tiêu cực về bạn, bạn có xu hướng ghi nhớ nó lâu hơn và sâu sắc hơn những lời khen ngợi.
  • Phản ứng mạnh mẽ hơn với những sự việc/ công kích tiêu cực: Bạn có thể phản ứng thái quá hoặc bực bội hơn khi gặp phải những sự kiện hoặc lời nói tiêu cực. Điều này có thể dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát hoặc những mâu thuẫn không đáng có.
Bạn thường dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về những điều tiêu cực
  1. Làm thế nào để "chiến thắng" loại thiên kiến này?

Mặc dù sự thiên vị thông tin tiêu cực đã có từ thời xa xưa, trong bản năng của con người, tuy nhiên, khi nhận ra được nó, chúng ta vẫn có thể vượt qua và chiến thắng nó bằng một số cách như:

Thừa nhận sự thiên vị của bạn: Bước đầu tiên để thay đổi bất kỳ điều gì là nhận thức được sự tồn tại của nó. Hãy dành thời gian để chú ý đến những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Khi nào bạn có những suy nghĩ tiêu cực? Những tình huống nào khiến bạn cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc tức giận?

Chuyển sự chú ý của bạn: Thiên kiến tiêu cực thường xảy ra khi bạn tập trung quá nhiều vào những điều tiêu cực. Để thay đổi điều này, hãy chủ động chuyển hướng sự chú ý của bạn sang những điều tích cực trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian để ghi nhận những điều tốt đẹp xung quanh mình.

Thực hành chánh niệm: Chánh niệm là kỹ thuật giúp bạn tập trung vào hiện tại, buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong quá khứ và tương lai. Có nhiều cách để thực hành chánh niệm, chẳng hạn như thiền, yoga, hoặc đơn giản là dành thời gian để quan sát thế giới xung quanh bạn một cách có ý thức. Từ đó, tâm trí bạn có thể sáng suốt hơn, tránh được những sự tiêu cực hơn.

Bên cạnh đó, một số mẹo khác giúp bạn có thể hạn chế bớt sự tiêu cực là:

  • Hạn chế tiếp xúc với thông tin tiêu cực: Tránh xem tin tức tiêu cực, hạn chế tiếp xúc với những người hay than vãn, và dành thời gian cho những người tích cực và truyền cảm hứng cho bạn.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp: Nếu bạn cảm thấy mình không thể tự mình kiểm soát thiên kiến tiêu cực, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý.

Khi bạn tích cực tìm hiểu và tránh xa khỏi tiêu cực, tâm trí của bạn không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn trở nên sáng suốt hơn. Từ đó, các quyết định cũng như các mối quan hệ của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Trên đây là những thông tin về thiên kiến tiêu cực mà Đúng Người Đúng Việc mong muốn gửi tới bạn. Hy vọng bạn đã có những tham khảo hữu ích để có thể tiếp tục học tập, làm việc và phát triển.

Tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung

Đúng Người Đúng Việc - Cộng đồng tìm việc miễn phí

Nguồn tham khảo:

Kendra Cherry, Mse. (2023, November 13). What Is the Negativity Bias?. Verywell Mind. https://www.verywellmind.com/negative-bias-4589618

Nikolopoulou, K. (2023, February 10). What Is Negativity Bias? | Definition & Examples. Scribbr. https://www.scribbr.com/research-bias/negativity-bias/

Xem thêm

Post's featured image

Những khoảnh khắc khiến nhà tuyển dụng ồ WOW trong quá trình phỏng vấn!

Những lời khuyên làm thế nào để phỏng vấn tốt đã trở nên quá phổ biến & có rất nhiều ứng viên đã thực hiện. Vậy, đâu là những khoảnh khắc trong phỏng vấn mà bạn có thể tận dụng để nổi bật hơn những ứng viên khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc
Post's featured image

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Khi phải tìm kiếm & phỏng vấn về công việc trái với ngành học mình theo đuổi, nhiều bạn ứng viên đã gặp khó khăn & chưa thể diễn đạt được rõ ràng tại sao họ lại muốn đi theo ngành nghề đó. Vậy, đâu là bí kíp giúp bạn trả lời logic và trôi chảy câu hỏi này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne4 phút đọc
Post's featured image

Làm gì khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Mặc dù đã rất cố gắng thể hiện mình trong buổi phỏng vấn, nhưng bạn nhận thấy mình vẫn bị phớt lờ? Điều này còn có thể khiến bạn trở nên mất tự tin hơn trong phỏng vấn. Vậy, đâu sẽ là chiến lược giúp bạn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne3 phút đọc
Post's featured image

“Moonlighting Employee” là gì và vì sao nhân sự cần quan tâm đến xu hướng này?

Hiện nay, cùng với sự suy thoái kinh tế, làn sóng Moonlighting Employee đang dần trở nên mạnh mẽ khi người lao động phải tìm đến các công việc bên ngoài để có thể trang trải cuộc sống. Vậy, làn sóng đó là gì? HR cần lưu ý gì với nó? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc