1. /
  2. Blogs/
  3. Trách Nhiệm Độc Hại - Liệu Bạn Có Đang Ngầm Mắc Phải?
Kiến thức, Kỹ năng nghề nghiệp, Phát triển bản thân

Trách Nhiệm Độc Hại - Liệu Bạn Có Đang Ngầm Mắc Phải?

“Dạ em làm được! Chị yên tâm.” Bạn có thường xuyên nhận mọi trách nhiệm về mình, muốn nhiệt tình giúp đỡ nhưng kết quả lại dang dở rối tung? Nếu kết quả là có thì rất có thể, bạn đang tự mình mang trách nhiệm độc hại. Vậy, nó là gì? Làm thế nào để thoát khỏi? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne

Anne

6 phút đọc
Post's featured image

Trách nhiệm độc hại là gánh nặng tinh thần xuất phát từ việc ôm đồm quá nhiều trách nhiệm, tự đặt áp lực lên bản thân và né tránh sự hỗ trợ từ người khác. Nó âm thầm len lỏi vào cuộc sống, dẫn đến những hậu quả tiêu cực như stress, kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, thậm chí hủy hoại các mối quan hệ. Vậy, để hiểu rõ hơn nó là gì? bạn có đang ngầm mắc phải nó không? Hãy cùng Đúng Người Đúng Việc tìm hiểu nhé!

  1. Trách nhiệm độc hại là gì?

Trách nhiệm độc hại (false responsibility) là hiện tượng cá nhân luôn gật đầu đồng ý với mọi yêu cầu, dù bản thân không thoải mái hay vượt quá khả năng, đồng thời từ chối mọi sự hỗ trợ từ người khác. Nó khiến chúng ta như cỗ máy gánh vác tất cả mọi việc, dù có nặng nhọc tới đâu.

Dấu hiệu để nhận biết bạn đang mang trách nhiệm độc hại:

  • Luôn gật đầu đồng ý mọi yêu cầu: Bạn luôn nói "đồng ý" dù bản thân không thoải mái, vì sợ làm mất lòng người khác, đặc biệt là cấp trên
  • Tự cho rằng "đồng ý" củng cố giá trị bản thân: Bạn tin rằng gánh vác nhiều trách nhiệm sẽ chứng minh năng lực và giá trị của bạn, dù thực tế bạn chỉ đang như "culi" của người khác.
  • Quan sát phản ứng của người khác: Bạn luôn lo lắng về phản ứng của cấp trên, đồng nghiệp, v.v. nếu bạn từ chối.
  • Tự trách bản thân khi mọi việc không ổn: Bạn đổ lỗi cho bản thân khi công việc không đạt kết quả như mong muốn, thay vì tìm kiếm giải pháp chung.
  • Khó khăn trong việc nhờ cậy sự giúp đỡ: Bạn ngại ngùng nhờ giúp đỡ vì sợ phiền hà người khác hoặc cảm thấy bản thân không đủ năng lực.
  • Cảm giác quá tải về cảm xúc: Bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thậm chí bực bội vì gánh nặng trách nhiệm.
  1. Nguồn gốc của trách nhiệm độc hại
Trách nhiệm độc hại là hiện tượng cá nhân luôn gật đầu đồng ý với mọi yêu cầu, dù bản thân không thoải mái

Theo PsychCentral, gánh nặng về trách nhiệm độc hại thường bắt nguồn từ những lời trách móc, trừng phạt, dù công khai hay tinh vi. Những câu nói như "Con làm mẹ buồn", "Sao con lại làm tổn thương mẹ", "Con không làm theo lời mẹ dặn!" như những lưỡi dao vô hình đâm vào tâm hồn trẻ thơ, in hằn hình ảnh trách nhiệm nặng nề.

Cha mẹ và những người có quyền lực khác thường áp đặt trách nhiệm lên vai con cái, buộc chúng phải gánh vác những điều vượt quá sức của mình. Họ đặt ra những tiêu chuẩn và kỳ vọng quá cao, khiến trẻ luôn phải nỗ lực để đạt được, và khi thất bại, chúng phải đối mặt với trừng phạt và lời trách móc.

Sự bất lực và phụ thuộc khiến trẻ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận sự đối xử bất công. Trẻ em là một tờ giấy trắng, việc đối xử theo xu hướng đó khiến các em thường bình thường hóa môi trường sống, thậm chí coi những lời trách móc, trừng phạt là biểu hiện của tình yêu thương, quan tâm.

Đối với môi trường công sở, khi họ đã được đối xử theo cách đó ngay từ nhỏ, việc nhận nhiều công việc khiến họ cảm thấy sẽ được công nhận hơn, mặc dù chúng khiến họ trở nên cạn kiệt sức lực.

Sự bất lực và phụ thuộc khiến trẻ không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận sự bất công
  1. Làm thế nào để vượt qua trách nhiệm độc hại?

Bước đầu tiên để giải thoát bản thân khỏi gánh nặng trách nhiệm sai trái là thừa nhận rằng bạn đang gánh vác những trách nhiệm không thuộc về mình. Hãy dành thời gian suy ngẫm, xem xét điều này thể hiện như thế nào trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống bạn.

Sau khi xác định những lĩnh vực bạn đang gánh vác trách nhiệm sai trái và hiểu được lý do đằng sau, hãy bắt đầu thiết lập ranh giới và khẳng định niềm tin mới cho bản thân. Mặc dù có thể khó khăn và bạn cảm thấy mình "xấu tính", nhưng hãy tin rằng điều này là cần thiết để yêu thương bản thân nhiều hơn. Hãy dần dần giải phóng bản thân khỏi những thói quen không lành mạnh này.

Tuy nhiên, thoát khỏi vòng luẩn quẩn trách nhiệm sai trái có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi bạn đang ở trong hoàn cảnh hiện tại. Do đó, đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc thậm chí là chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, cung cấp góc nhìn mới và hỗ trợ bạn vượt qua khó khăn.

Một chiến lược hữu ích khác là đảo ngược vai trò. Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn mong đợi một người bạn sẽ làm gì nếu họ ở vị trí của bạn. Việc đổi góc nhìn này có thể giúp bạn nhận ra cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và phù hợp hơn.

Trên đây là những thông tin về trách nhiệm độc hại mà Đúng Người Đúng Việc mong muốn gửi tới bạn. Hy vọng bạn đã có những tham khảo hữu ích để có thể tiếp tục học tập, làm việc và phát triển.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung

Đúng Người Đúng Việc - Cộng đồng tìm việc miễn phí

Nguồn tham khảo:

Siddiqui, M. A. (2022, December 4). On false responsibility: What are you really responsible for?. The Vigilant Mind. https://thevigilantmind.com/2022/03/04/on-false-responsibility-what-are-you-really-responsible-for/

Cikanavicius, D. (2018, November 25). How toxic guilt and false responsibility keep you in dysfunction. Psych Central. https://psychcentral.com/blog/psychology-self/2018/11/guilt-responsibility-dysfunction#4

Xem thêm

Post's featured image

Những khoảnh khắc khiến nhà tuyển dụng ồ WOW trong quá trình phỏng vấn!

Những lời khuyên làm thế nào để phỏng vấn tốt đã trở nên quá phổ biến & có rất nhiều ứng viên đã thực hiện. Vậy, đâu là những khoảnh khắc trong phỏng vấn mà bạn có thể tận dụng để nổi bật hơn những ứng viên khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc
Post's featured image

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Khi phải tìm kiếm & phỏng vấn về công việc trái với ngành học mình theo đuổi, nhiều bạn ứng viên đã gặp khó khăn & chưa thể diễn đạt được rõ ràng tại sao họ lại muốn đi theo ngành nghề đó. Vậy, đâu là bí kíp giúp bạn trả lời logic và trôi chảy câu hỏi này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne4 phút đọc
Post's featured image

Làm gì khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Mặc dù đã rất cố gắng thể hiện mình trong buổi phỏng vấn, nhưng bạn nhận thấy mình vẫn bị phớt lờ? Điều này còn có thể khiến bạn trở nên mất tự tin hơn trong phỏng vấn. Vậy, đâu sẽ là chiến lược giúp bạn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne3 phút đọc
Post's featured image

“Moonlighting Employee” là gì và vì sao nhân sự cần quan tâm đến xu hướng này?

Hiện nay, cùng với sự suy thoái kinh tế, làn sóng Moonlighting Employee đang dần trở nên mạnh mẽ khi người lao động phải tìm đến các công việc bên ngoài để có thể trang trải cuộc sống. Vậy, làn sóng đó là gì? HR cần lưu ý gì với nó? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc