Trả Lời Câu Hỏi "Bạn Có Câu Hỏi Nào Cho Nhà Tuyển Dụng?" Sao Cho Khéo?
Lý do cho câu hỏi này rất đơn giản, nhà tuyển dụng muốn cho bạn cơ hội tìm hiểu thêm về công việc, doanh nghiệp, giúp bạn quyết định xem vài trò, công việc và môi trường làm việc có phù hợp với mong muốn của bạn hay không.
Anne
Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều nhà tuyển dụng đặt ra trong quá trình phỏng vấn là: "Bạn có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng không?" Vậy, mục đích câu hỏi này là gì? Ý đồ của nhà tuyển dụng khi hỏi câu này là gì? Nên hỏi như thế nào để không bị đánh giá? Cùng Đúng Người Đúng Việc tìm hiểu nhé!
- Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
Để có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao, những kiểu câu hỏi mà bạn nên hỏi nhà tuyển dụng sẽ gồm:
Câu hỏi về công việc
Các câu hỏi này giúp người phỏng vấn nhận ra sự nghiêm túc của bạn đối với việc tham gia vào công ty này. Chúng có thể là những câu hỏi sâu sắc, không chỉ để tạo ấn tượng mạnh mẽ với người phỏng vấn mà còn mang lại cho bạn những thông tin quý báu:
- Mục tiêu cấp bách cho vị trí này là gì?
- Theo anh/chị, những thách thức nào đang tồn tại đối với vị trí này?
- Em/ Tôi cần nâng cấp và trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng gì để có thể thực hiện công việc tốt hơn?
- Có những cơ chế nào để đánh giá hiệu suất làm việc và khi nào em/tôi sẽ nhận được đánh giá của mình?
- Sau 3 tháng/ 6 tháng, trách nhiệm của vị trí này có gì thay đổi không? em/tôi sẽ phải thực hiện thêm những nhiệm vụ nào?
Câu hỏi về văn hóa công ty
Câu hỏi này thể hiện rằng bạn đang rất có mong muốn tìm hiểu về văn hóa công ty và muốn nghiêm túc trở thành một phần của họ. Do đó, những câu hỏi về khía cạnh này cũng rất được lòng nhà tuyển dụng, cụ thể:
- Phong cách quản lý ở công ty mình như thế nào?
- Có những văn hóa chung nào đặc biệt mà nhân viên cần thực hiện?
- Điều gì cho anh/chị cũng như nhân viên hạnh phúc khi đến công ty làm việc mỗi ngày?
- Anh/chị đã làm việc ở công ty bao lâu rồi? Anh chị mong muốn xây dựng một văn hóa doanh nghiệp như thế nào?
Hỏi về con người
Câu hỏi này tập trung vào việc hiểu rõ về bối cảnh làm việc của phòng ban, những người quản lý hoặc đội ngũ mà vị trí này sẽ thuộc về. Câu hỏi cũng nhấn mạnh vào việc hiểu rõ về phạm vi và quyền hạn của vị trí công việc đó trong tổ chức.
- Khi làm việc ở vị trí này, em/tôi sẽ báo cáo công việc cho ai/bộ phận nào?
- Có những lưu ý gì khi làm việc với người đó/bộ phận đó?
- Nhóm làm việc sẽ có bao nhiêu người? Văn hóa làm việc của nhóm như thế nào? Có quy tắc gì được đặt ra trong quá trình làm việc nhóm không?
- Quyền quyết định của em/tôi đến đâu?
Đặt câu hỏi về nhà tuyển dụng
Nếu bạn cảm thấy ấn tượng, ngưỡng mộ và mong muốn có một vị trí công việc tốt như các nhà tuyển dụng, bạn có thể hỏi những câu hỏi về thành công của họ. Dường như người thành công và giàu kinh nghiệm thích chia sẻ về những câu chuyện của mình. Do đó, hỏi về câu hỏi này có thể gây ấn tượng tốt với họ:
- Hành trình của anh/chị khi đến với vị trí này là gì?
- Đâu là việc mà anh chị cảm thấy khó khăn nhất trong hành trình này?
- Những cuốn sách/bài học mà anh chị tâm đắc nhất trong lĩnh vực này là gì?
- Những thói quen của anh/chị giúp tối ưu thời gian là gì?
Tùy vào những thông tin bạn biết được về nhà tuyển dụng mà bạn có thể đặt thêm những câu hỏi khác phong phú hơn. Tuy nhiên, không nên đi sâu vào đời sống riêng tư của họ để tránh gây ra sự kém duyên và thiếu thoải mái giữa hai bên.
- Những câu hỏi không nên đặt cho nhà tuyển dụng
Khi trả lời câu hỏi hoặc khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, quan trọng nhất là phải tránh những chủ đề nhạy cảm hoặc cá nhân để đảm bảo sự chuyên nghiệp và tôn trọng. Dưới đây là một số điều tuyệt đối không nên hỏi nhà tuyển dụng:
Những câu hỏi quá hiển nhiên và quá dễ dàng để tìm hiểu
Nếu bạn đặt những câu hỏi mà câu trả lời đã có sẵn trên website, Linked-in hay các trang mạng xã hội của công ty thì điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng phải "khựng lại". Họ sẽ đánh giá rằng bạn không quá trân trọng cơ hội phỏng vấn với họ, hoặc bạn là một người hời hợt và không tìm hiểu kỹ càng về thông tin, khả năng tìm hiểu thông tin kém. Do đó, hãy nên để ý và đừng mắc phải sai lầm này.
Hỏi về những câu hỏi nhạy cảm
Những câu hỏi mang tính riêng tư hoặc mang tính bảo mật của công ty thường sẽ khiến nhà tuyển dụng rất không sẵn lòng để trả lời. Những câu hỏi như: Khách hàng của công ty ở kênh nào là nhiều nhất? Doanh thu hàng tháng của công ty là bao nhiêu? Đâu là nhà cung cấp của công ty?... sẽ khiến bạn mất điểm nghiêm trọng trong mắt nhà tuyển dụng.
Hỏi về cuộc sống cá nhân của nhà tuyển dụng
Việc hỏi về các khía cạnh cá nhân như gia đình, hoàn cảnh sống, tình trạng hôn nhân, hoặc đời sống tinh thần của người phỏng vấn có thể gây ra sự không thoải mái và tạo ra ấn tượng tiêu cực. Đây là những chủ đề nhạy cảm và có thể dẫn đến việc xâm phạm quyền riêng tư của họ. Hãy nhớ rằng mục đích của cuộc phỏng vấn là đánh giá khả năng làm việc của ứng viên, không phải là thăm dò cuộc sống cá nhân của nhà tuyển dụng.
Trên đây là những câu hỏi mà bạn có thể tham khảo để đặt cho nhà tuyển dụng. Hi vọng bạn đã có được những gợi ý hữu ích từ bài viết này để có thể trả lời hiệu quả trong quá trình tìm việc. Hãy tiếp tục tìm kiếm những nguồn thông tin giá trị và chuẩn bị kỹ càng cho các cơ hội nghề nghiệp sắp tới tại trang web của Đúng Người Đúng Việc nhé.
Tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung
Đúng Người Đúng Việc - Cộng đồng tìm việc miễn phí