1. /
  2. Blogs/
  3. Tổng Quan Bức Tranh Về Quy Trình Tuyển Dụng Tiêu Chuẩn
Kiến thức, Kỹ năng nghề nghiệp, Q&A

Tổng Quan Bức Tranh Về Quy Trình Tuyển Dụng Tiêu Chuẩn

Tuyển dụng là công việc quan trọng của mỗi một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn có đội ngũ nhân sự tốt thì quy trình tuyển dụng nhân sự phải thật sự hiệu quả. Hãy cùng đọc bài viết để hiểu rõ quy trình "chuẩn" mà các doanh nghiệp đang áp dụng nhé!

Anne

Anne

8 phút đọc
Post's featured image

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các bước và hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để thu hút, đánh giá, chọn lọc và tuyển dụng những ứng viên phù hợp nhằm điền vào các vị trí còn trống trong tổ chức. Mục tiêu của quy trình này là tìm kiếm những ứng viên có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất và tính cách phù hợp với vị trí công việc và văn hóa tổ chức.

Do đó, ở vai trờ là ứng viên, bạn cũng cần nắm rõ những quy trình tuyển dụng để có thể biết được bước đi tiếp theo mình nên chuẩn bị là gì & có một tâm thế tốt nhất cho công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Hãy cùng đúng người đúng việc tìm hiểu quy trình chuẩn ngay dưới đây!

Ở vai trờ là ứng viên, bạn cũng cần nắm rõ những quy trình tuyển dụng để nắm bắt cơ hội
  1. Xác định nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Xác định nhu cầu nhân sự là bước nền tảng cho một quy trình tuyển dụng thành công. Doanh nghiệp cần dựa trên tình hình thực tế để xác định những vị trí cần tuyển dụng, đồng thời xây dựng mô tả công việc phù hợp, đảm bảo thu hút được những ứng viên tiềm năng nhất.

Những công việc cụ thể cần phải làm ở giai đoạn này bao gồm:

  • Kiểm tra khối lượng công việc hiện tại trong các phòng ban: Phân tích báo cáo, số liệu thống kê về khối lượng công việc đã hoàn thành, đang thực hiện và dự kiến trong tương lai.
  • Đánh giá chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên: Xem xét kết quả đánh giá hiệu quả công việc định kỳ của nhân viên. Phân tích năng suất lao động, tỷ lệ hoàn thành công việc, chất lượng sản phẩm/dịch vụ của từng cá nhân và tập thể.
  • Lập danh sách những kỹ năng, kiến thức còn thiếu trong đội nhóm: So sánh yêu cầu công việc với năng lực, kỹ năng, kiến thức hiện tại của đội ngũ nhân viên.
  • Phân tích đặc điểm, đặc trưng công việc: Xác định rõ ràng vị trí tuyển dụng, số lượng cần tuyển, thời gian tuyển dụng. Phân tích cụ thể yêu cầu công việc về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân.
Doanh nghiệp cần dựa trên tình hình thực tế để xác định những vị trí cần tuyển dụng
  1. Chuẩn bị bản mô tả công việc

Sau khi đã xác định rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhiệm vụ và trách nhiệm của ứng viên cho vị trí tuyển dụng, bộ phận nhân sự sẽ xây dựng mô tả công việc chi tiết (JD) để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc.

  1. Tìm kiếm các ứng viên tài năng

Tìm kiếm và thu hút ứng viên chất lượng là chìa khóa cho một quy trình tuyển dụng hiệu quả. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có rất nhiều cách để có thể tuyển dụng

Ưu tiên ứng viên nội bộ: Tìm kiếm ứng viên tiềm năng từ chính nội bộ công ty là cách tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo chất lượng ứng viên cao hơn.

Tận dụng ứng viên từ các đợt tuyển dụng trước: Liên hệ với những ứng viên đã nộp hồ sơ trong các đợt tuyển dụng trước nhưng không phù hợp với vị trí tuyển dụng hiện tại.

Khuyến khích sự giới thiệu từ nhân viên hiện tại: Khuyến khích nhân viên giới thiệu những ứng viên có chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng vì đây là nguồn khá tin cậy và chất lượng.

Đăng tin tuyển dụng trên các kênh trực tuyến: Sử dụng các trang web tuyển dụng uy tín như Vietnamworks, Đúng Người Đúng Việc,... để đăng tin tuyển dụng và tiếp cận nguồn ứng viên tiềm năng rộng lớn.

Tham gia các hoạt động tìm kiếm nhân tài: Tham gia các hội chợ việc làm, hội thảo chuyên ngành, ký kết hợp tác với các trường đại học để tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc.

Tuyển dụng là một trong những bước cực kỳ quan trọng để tìm kiếm ứng viên tài năng
  1. Sàng lọc hồ sơ

Khi nhận được hồ sơ ứng tuyển, bộ phận Nhân sự (HR) sẽ tiến hành sàng lọc dựa trên các tiêu chí đã thiết lập nhằm chọn ra những ứng viên tiềm năng nhất cho vòng tiếp theo. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả tuyển dụng và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

  1. Phỏng vấn

Sau khi sàng lọc hồ sơ và lựa chọn được những ứng viên tiềm năng nhất, doanh nghiệp sẽ tiến hành phỏng vấn để đánh giá năng lực và phẩm chất của ứng viên. Phương pháp phỏng vấn sẽ được lựa chọn phù hợp dựa trên quy mô, yêu cầu vị trí công việc và văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là một số bí quyết giúp cuộc phỏng vấn trở nên hiệu quả hơn:

  • Lựa chọn phương pháp phỏng vấn phù hợp: Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp phỏng vấn truyền thống và hiệu quả nhất, giúp đánh giá ứng viên một cách toàn diện nhất về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân. Bên cạnh đó, cũng có một số hình thức phỏng vấn khác tùy vào mục đích của nhà tuyển dụng như: phỏng vấn qua video để tiết kiệm thời gian; phỏng vấn nhóm để xem khả năng giao tiếp và làm việc nhóm,...
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn: Xây dựng danh sách câu hỏi phỏng vấn, nghiên cứu kỹ CV của ứng viên & chuẩn bị môi trường phỏng vấn là những điều cực kỳ quan trọng cần lưu ý.
  1. Đánh giá và tuyển dụng

Sau khi hoàn thành phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng dựa trên các thông tin thu thập được trước đó, bao gồm:

  • Kết quả phỏng vấn: Khả năng trả lời câu hỏi, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, thái độ và sự phù hợp với văn hóa công ty của ứng viên.
  • Kinh nghiệm và thành tích: Kinh nghiệm làm việc trước đây, các thành tựu đạt được và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của ứng viên.
  • Phản hồi từ các thành viên trong ban phỏng vấn: Đánh giá của các thành viên về năng lực, phẩm chất và tiềm năng phát triển của ứng viên.

Sau khi đã chắc chắn tuyển dụng ứng viên, bộ phận nhân sự s ẽ gửi email thông báo trúng tuyển đến họ và xác minh rằng họ chắc chắn làm việc tại doanh nghiệp.

Đánh giá sẽ là bước quyết định ai là người sẽ được chọn
  1. Giới thiệu nhân viên mới

Khi ứng viên đồng ý nhận lời mời làm việc, họ chính thức trở thành nhân viên mới của công ty. Sau khi hoàn tất các bước sàng lọc và đánh giá trước đó, bộ phận nhân sự sẽ tiến hành kiểm tra thông tin lý lịch, bàn giao lại công việc cho họ.

Bằng cách thực hiện tốt các bước trên, doanh nghiệp có thể đảm bảo quy trình tuyển dụng được hoàn thiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, đồng thời giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng và thành công trong công việc.

Trên đây là quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn mà Đúng Người Đúng Việc mong muốn gửi tới bạn. Hy vọng bạn đã có những tham khảo hữu ích để có thể tiếp tục học tập, làm việc và phát triển.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung

Đúng Người Đúng Việc - Cộng đồng tìm việc miễn phí

Xem thêm

Post's featured image

Những khoảnh khắc khiến nhà tuyển dụng ồ WOW trong quá trình phỏng vấn!

Những lời khuyên làm thế nào để phỏng vấn tốt đã trở nên quá phổ biến & có rất nhiều ứng viên đã thực hiện. Vậy, đâu là những khoảnh khắc trong phỏng vấn mà bạn có thể tận dụng để nổi bật hơn những ứng viên khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc
Post's featured image

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Khi phải tìm kiếm & phỏng vấn về công việc trái với ngành học mình theo đuổi, nhiều bạn ứng viên đã gặp khó khăn & chưa thể diễn đạt được rõ ràng tại sao họ lại muốn đi theo ngành nghề đó. Vậy, đâu là bí kíp giúp bạn trả lời logic và trôi chảy câu hỏi này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne4 phút đọc
Post's featured image

Làm gì khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Mặc dù đã rất cố gắng thể hiện mình trong buổi phỏng vấn, nhưng bạn nhận thấy mình vẫn bị phớt lờ? Điều này còn có thể khiến bạn trở nên mất tự tin hơn trong phỏng vấn. Vậy, đâu sẽ là chiến lược giúp bạn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne3 phút đọc
Post's featured image

“Moonlighting Employee” là gì và vì sao nhân sự cần quan tâm đến xu hướng này?

Hiện nay, cùng với sự suy thoái kinh tế, làn sóng Moonlighting Employee đang dần trở nên mạnh mẽ khi người lao động phải tìm đến các công việc bên ngoài để có thể trang trải cuộc sống. Vậy, làn sóng đó là gì? HR cần lưu ý gì với nó? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc