1. /
  2. Blogs/
  3. "Tại Sao Em Lại Nghỉ Việc Ở Công Ty Cũ?" - Nhà Tuyển Dụng Thực Sự Muốn Biết Điều Gì?
Kiến thức, Phát triển bản thân, Kỹ năng tìm việc, Q&A

"Tại Sao Em Lại Nghỉ Việc Ở Công Ty Cũ?" - Nhà Tuyển Dụng Thực Sự Muốn Biết Điều Gì?

Có vô số lý do khiến một người nghỉ việc, cũng có rất nhiều lý do mà nhà tuyển dụng hỏi về câu hỏi này. Vậy, điều mà họ thực sự muốn nghe khi đặt câu hỏi này là gì? Nên trả lời như thế nào mới có thể lọt vào mắt xanh của họ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne

Anne

6 phút đọc
Post's featured image

"Tại sao em lại nghỉ chỗ cũ?", "Có vấn đề gì ở công ty cũ mà em quyết định nghỉ việc?" là một trong những câu hỏi mà những bạn ứng viên khi đi phỏng vấn sẽ thường gặp phải. Mục đích của chúng là gì? Có phải nhà tuyển dụng muốn nghe những thông tin, điểm hạn chế về công ty cũ? Hay điều họ thực sự muốn là xem xét định hướng của bạn? Hãy cùng Đúng Người Đúng Việc khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

  1. Nhà tuyển dụng muốn biết thông tin nào từ câu hỏi?

Câu hỏi trên tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều ý đồ của nhà tuyển dụng. Hơn cả việc tìm hiểu lý do nghỉ việc, họ còn muốn đánh giá nhiều khía cạnh khác về ứng viên, bao gồm:

Kỳ vọng của ứng viên: Nhà tuyển dụng muốn biết kỳ vọng của ứng viên đối với công việc, công ty cũ đã không đáp ứng được những kỳ vọng nào của họ. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ so sánh mục tiêu mà họ tìm kiếm ở công việc mới và đánh giá liệu công ty & ứng viên có phù hợp để đồng hành lâu dài hay không.

Bản sắc cá nhân của ứng viên: Câu trả lời sẽ thể hiện phong cách làm việc và giá trị cá nhân của bạn. Qua cách bạn tiếp cận, tư duy, xử lý vấn đề, tồn tại trong môi trường tập thể, nguyên tắc, niềm tin và tiêu chuẩn công việc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bản sắc cá nhân của bạn và biết được bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.

Khả năng giải quyết xung đột và thích ứng: Lý do nghỉ việc của bạn sẽ cho thấy khả năng giải quyết xung đột và thích ứng với bối cảnh, tình huống cụ thể. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng bạn vượt qua khó khăn và hòa nhập với môi trường mới.

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng bạn vượt qua khó khăn thông qua câu hỏi
  1. Cách để trả lời về lý do nghỉ việc

Có vô số lý do khiến một người nghỉ việc, tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần trung thực và chân thành trong cách trình bày lý do của mình. Việc sẵn sàng chia sẻ với nhà tuyển dụng về những trải nghiệm và bài học quý giá rút ra từ công ty cũ sẽ giúp bạn tạo dựng niềm tin và thiện cảm với họ. Sau đây là một số lý do phổ biến và hợp lý mà bạn có thể tham khảo để trả lời cho câu hỏi hóc búa này:

Tìm kiếm cơ hội phát triển: Bạn có thể giải thích rằng lý do nghỉ việc là để tìm kiếm cơ hội phát triển và những thử thách mới. Điều này thể hiện khát khao tiến bộ và sự sẵn sàng của bạn trong việc đối mặt với những môi trường làm việc mới để phát triển kỹ năng và kiến thức của bản thân.

Thay đổi mục tiêu sự nghiệp: Bạn có thể chia sẻ rằng sau một thời gian làm việc tại công ty cũ, bạn đã xác định lại mục tiêu sự nghiệp của bản thân và bạn cần phải tìm đến những vị trí phù hợp hơn với định hướng của mình.

Môi trường làm việc không phù hợp: Bạn có thể đề cập đến sự không phù hợp với môi trường làm việc tại công ty cũ, ví dụ như không phù hợp với giá trị, văn hóa hoặc phong cách quản lý của công ty.

Bạn có thể giải thích rằng nghỉ việc là để tìm kiếm cơ hội phát triển và những thử thách mới

Điều chỉnh sự cân bằng công việc - gia đình: Bên cạnh đó, lý do nghỉ việc là để tạo sự cân bằng giữa công việc và gia đình. Đây là một lý do phổ biến và được tôn trọng, vì nó thể hiện sự quan tâm đến gia đình và khả năng tổ chức cuộc sống để làm việc hiệu quả.

Mức lương không đáp ứng kỳ vọng: Bạn gắn bó lâu dài với công ty cũ nhưng mức lương không được tăng như kỳ vọng. Tuy nhiên, khi chia sẻ lý do này, bạn cần phải có sự khôn khéo, bởi nếu bộc bạch một cách thái quá thì sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là một người có tính cách "thùng rỗng kêu to".

  1. Những lưu ý khi trả lời câu hỏi

Khi chia sẻ lý do muốn thay đổi công việc với nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng để tạo ấn tượng tốt và tăng cơ hội được tuyển dụng dưới đây:

Tôn trọng công ty cũ: Dù có những lý do cá nhân khiến bạn muốn nghỉ việc, hãy luôn tôn trọng và tránh nói xấu công ty cũ. Nếu những điều tiêu cực được đề cập quá nhiều, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá bạn là một con người tiêu cực.

Thể hiện sự chuyên nghiệp: Trình bày lý do một cách chuyên nghiệp và khách quan. Hãy tránh lan man hay nêu những lý do mơ hồ.

Đánh giá tích cực: Trình bày lý do một cách tích cực, tập trung vào những lợi ích và cơ hội mà việc thay đổi công việc mang lại. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang tìm kiếm sự phát triển và đánh giá cao sự thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn có thể chia sẻ về những kỳ vọng của bạn đối với công việc mới và những đóng góp mà bạn có thể mang lại cho công ty.

Trên đây là những thông tin về cách trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng mà chúng mình muốn gửi tới bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung

Đúng Người Đúng Việc - Cộng đồng tìm việc miễn phí

Xem thêm

Post's featured image

Những khoảnh khắc khiến nhà tuyển dụng ồ WOW trong quá trình phỏng vấn!

Những lời khuyên làm thế nào để phỏng vấn tốt đã trở nên quá phổ biến & có rất nhiều ứng viên đã thực hiện. Vậy, đâu là những khoảnh khắc trong phỏng vấn mà bạn có thể tận dụng để nổi bật hơn những ứng viên khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc
Post's featured image

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Khi phải tìm kiếm & phỏng vấn về công việc trái với ngành học mình theo đuổi, nhiều bạn ứng viên đã gặp khó khăn & chưa thể diễn đạt được rõ ràng tại sao họ lại muốn đi theo ngành nghề đó. Vậy, đâu là bí kíp giúp bạn trả lời logic và trôi chảy câu hỏi này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne4 phút đọc
Post's featured image

Làm gì khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Mặc dù đã rất cố gắng thể hiện mình trong buổi phỏng vấn, nhưng bạn nhận thấy mình vẫn bị phớt lờ? Điều này còn có thể khiến bạn trở nên mất tự tin hơn trong phỏng vấn. Vậy, đâu sẽ là chiến lược giúp bạn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne3 phút đọc
Post's featured image

“Moonlighting Employee” là gì và vì sao nhân sự cần quan tâm đến xu hướng này?

Hiện nay, cùng với sự suy thoái kinh tế, làn sóng Moonlighting Employee đang dần trở nên mạnh mẽ khi người lao động phải tìm đến các công việc bên ngoài để có thể trang trải cuộc sống. Vậy, làn sóng đó là gì? HR cần lưu ý gì với nó? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc