1. /
  2. Blogs/
  3. Những khoảnh khắc khiến nhà tuyển dụng ồ WOW trong quá trình phỏng vấn!
Kỹ năng tìm việc, Phát triển bản thân, Tuyển dụng, Kiến thức

Những khoảnh khắc khiến nhà tuyển dụng ồ WOW trong quá trình phỏng vấn!

Những lời khuyên làm thế nào để phỏng vấn tốt đã trở nên quá phổ biến & có rất nhiều ứng viên đã thực hiện. Vậy, đâu là những khoảnh khắc trong phỏng vấn mà bạn có thể tận dụng để nổi bật hơn những ứng viên khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne

Anne

5 phút đọc
Post's featured image

Hiện nay, trước khi đi phỏng vấn, việc nghiên cứu về công ty, chuẩn bị kỹ phần trả lời câu hỏi, thể hiện sự tự tin,...đã trở thành những điều kiện cơ bản để có thể có một buổi phỏng vấn thuận lợi. Vậy, có những điểm đột phá nào trong quá trình phỏng vấn mà ứng viên có thể nắm bắt và tạo ra sự khác biệt? Hãy cùng Đúng Người Đúng Việc tìm hiểu nhé!

  1. Kể một câu chuyện cụ thể

Trong quá trình phỏng vấn, khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng về kinh nghiệm, kỹ năng, trải nghiệm, v.v., đừng chỉ nêu ra một loạt thông tin chung chung. Thay vào đó, hãy kết nối câu trả lời của bạn với một câu chuyện ngắn và sống động bằng cách mô tả cụ thể về bối cảnh, các nhân vật, và quan trọng nhất là kinh nghiệm, cách xử lý mà bạn đã trải qua trong quá trình đó.

Một câu chuyện thực tế có thể giúp buổi phỏng vấn trở nên gần gũi và dễ chịu hơn. Câu chuyện đó có thể là một dự án mà bạn đã thành công, một thử thách mà bạn đã vượt qua, hoặc một bài học quý giá từ một trải nghiệm thất bại. Bạn có thể tham khảo nghệ thuật storytelling để khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn & lôi cuốn hơn nhé!

Một câu chuyện thực tế có thể giúp buổi phỏng vấn trở nên gần gũi và dễ chịu hơn
  1. Có sự liên kết với vị trí ứng tuyển và công ty

Việc trả lời các câu hỏi dựa trên câu chuyện thực tế sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn, tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng những trải nghiệm mà bạn chia sẻ có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Sự liên kết này không chỉ giúp câu trả lời của bạn trở nên thực tế và giá trị mà còn nhấn mạnh được những điểm nổi bật của bạn.

Tránh kể lan man, dài dòng mà không có sự kết nối với những kinh nghiệm hay kỹ năng mà công ty đang cần. Thay vào đó, hãy chọn một trải nghiệm mà bạn tin rằng sẽ làm nổi bật những kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

  1. Thể hiện tinh thần học hỏi và chấp nhận thất bại

Khi chia sẻ về các trải nghiệm, bạn không nên chỉ nhấn mạnh vào sự thành công mà hãy đề cập đến cả những bài học rút ra từ thất bại. Điều này cho thấy bạn là người linh hoạt, sẵn lòng chấp nhận thất bại và không ngừng học hỏi để cải thiện bản thân.

Đặc biệt, việc chia sẻ về những thất bại cũng là một dấu hiệu của sự chân thành, trung thực và có cái nhìn đa chiều về mọi mặt. Do đó, đừng ngần ngại hay sợ bị đánh giá mà "giấu nhẹm" chúng đi nhé!

Một lưu ý nữa là khi chia sẻ, bạn hãy nói một cách chân thành và tự tin. Đừng sợ thể hiện cảm xúc cá nhân, nhưng cũng đừng quá phô trương chúng. Sự chân thành và tự tin là hai yếu tố chính yếu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.

  1. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ rằng họ ấn tượng với những ứng viên chủ động đặt câu hỏi. Do đó, khi cuối buổi phỏng vấn bạn được hỏi có thắc mắc gì không, đừng bỏ qua cơ hội này. Đây là thời điểm để bạn hiểu rõ hơn về các khía cạnh của công việc như môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm công việc và những lưu ý cụ thể cần thiết cho vị trí đó.

Đây là thời điểm để bạn hiểu rõ hơn về các khía cạnh của công việc như môi trường làm việc

Từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, việc đặt câu hỏi cũng thể hiện rằng ứng viên có sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển và công ty. Điều này có thể tạo ấn tượng tích cực và cho thấy sự nghiêm túc của ứng viên đối với quá trình tuyển dụng. Một vài câu hỏi mà bạn có thể đặt ra trong vòng phỏng vấn là:

  • Anh/chị có thể mô tả sơ lược về trách nhiệm cụ thể của vị trí này?
  • Cơ hội để phát triển và thăng tiến đối với vị trí này như thế nào?
  • Môi trường làm việc tại công ty này như thế nào?
  • Công ty có một số giá trị cốt lõi nào mà nhân viên cần tuân thủ?
  • Làm thế nào để ứng viên có thể biết được kết quả của mình sau buổi phỏng vấn?
  • Công ty sử dụng phương pháp nào để đánh giá hiệu suất của nhân viên?
  • Nhân viên thường làm việc trong môi trường nào? (trực tiếp, từ xa, linh hoạt...)

Trên đây là những khoảnh khắc giúp bạn dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung

Đúng Người Đúng Việc - Nền tảng tìm việc thụ động

Xem thêm

Post's featured image

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Khi phải tìm kiếm & phỏng vấn về công việc trái với ngành học mình theo đuổi, nhiều bạn ứng viên đã gặp khó khăn & chưa thể diễn đạt được rõ ràng tại sao họ lại muốn đi theo ngành nghề đó. Vậy, đâu là bí kíp giúp bạn trả lời logic và trôi chảy câu hỏi này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne4 phút đọc
Post's featured image

Làm gì khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Mặc dù đã rất cố gắng thể hiện mình trong buổi phỏng vấn, nhưng bạn nhận thấy mình vẫn bị phớt lờ? Điều này còn có thể khiến bạn trở nên mất tự tin hơn trong phỏng vấn. Vậy, đâu sẽ là chiến lược giúp bạn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne3 phút đọc
Post's featured image

5 điểm sáng trong phỏng vấn: Bí quyết giúp Gen Z chiếm ưu thế với nhà tuyển dụng

Trong thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và khẳng định bản thân là ứng viên sáng giá không hề dễ dàng. Vậy, bí quyết để bạn "ghi điểm tuyệt đối" là gì? Cùng theo dõi và nắm ngay 05 điểm sáng sau đây nhé!

Anne6 phút đọc
Post's featured image

Nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút chiếm trọn trái tim nhà tuyển dụng!

Việc vượt qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn CV để vào vòng phỏng vấn đã là một bước tiến lớn đối với ứng viên, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái. Vậy, để có thể "chiến thắng" ở vòng phỏng vấn thì cần phải có bí thuật gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne6 phút đọc