1. /
  2. Blogs/
  3. Nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút chiếm trọn trái tim nhà tuyển dụng!
Kỹ năng tìm việc, Phát triển bản thân, Tuyển dụng

Nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút chiếm trọn trái tim nhà tuyển dụng!

Việc vượt qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn CV để vào vòng phỏng vấn đã là một bước tiến lớn đối với ứng viên, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái. Vậy, để có thể "chiến thắng" ở vòng phỏng vấn thì cần phải có bí thuật gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne

Anne

6 phút đọc
Post's featured image

Bạn có bao giờ để ý rằng, khi người khác mở đầu về một câu chuyện và sau đó giới thiệu điều họ muốn thì bạn sẽ bị cuốn theo câu chuyện đó không? Những câu chuyện với các chi tiết cuốn hút rất hấp dẫn người nghe & khiến họ chú ý lắng nghe hơn hẳn so với cách thông thường.

Trong quá trình phỏng vấn cũng vậy, nếu như bạn có thể tận dụng được nghệ thuật kể chuyện (storytelling) để khiến nhà tuyển dụng bị lôi cuốn & thu hút thì bạn đã có thể có khả năng thành công cao rồi đấy! Vậy, kể chuyện như thế nào mới cuốn? Hãy cùng Đúng Người Đúng Việc tìm hiểu nhé!

  1. Vì sao việc kể chuyện lại có thể chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng?

Storytelling là nghệ thuật truyền tải thông điệp qua câu chuyện, khiến người nghe bị cuốn hút và dễ dàng tiếp nhận thông tin. Khi chia sẻ câu chuyện thực tế của bản thân, bạn có thể dễ dàng tạo sự kết nối như:

  • Tạo sự đồng cảm: Khi chia sẻ câu chuyện cá nhân, bạn mở lòng và kết nối với nhà tuyển dụng ở mức độ cảm xúc. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về con người bạn, những giá trị bạn trân trọng và cách bạn suy nghĩ.
  • Tăng tính chân thực và thuyết phục: So với những lời giới thiệu sáo rỗng, câu chuyện cá nhân mang tính chân thực và thuyết phục hơn, nhà tuyển dụng cũng sẽ tin tưởng và nhớ đến bạn nhiều hơn.
  • Gây ấn tượng và tạo sự khác biệt: Trong vô số ứng viên, câu chuyện độc đáo của bạn sẽ giúp bạn nổi bật và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Khi chia sẻ câu chuyện thực tế của bản thân, bạn có thể tạo sự kết nối với nhà tuyển dụng
  1. Yếu tố quyết định thành công của việc kể chuyện

Mặc dù việc kể chuyện rất có hiệu quả nhưng để thành công thì cần phải xem xét những yếu tố sau để có thể tạo ra hiệu quả tích cực cho câu chuyện & khiến người nghe đón nhận:

Cảm xúc chân thật:

  • Đặt cảm xúc vào câu chuyện: Hãy kể chuyện bằng cả trái tim, thể hiện cảm xúc chân thật của bạn khi đối mặt với tình huống trong câu chuyện.
  • Sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp: Âm thanh giọng nói, ngữ điệu và biểu cảm khuôn mặt đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải cảm xúc.
  • Kết nối với người nghe: Tạo sự kết nối với nhà tuyển dụng bằng cách nhìn vào mắt họ và sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

Liên quan đến công việc

  • Lựa chọn câu chuyện phù hợp: Chọn câu chuyện có liên quan đến vị trí ứng tuyển, thể hiện kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Nêu bật năng lực bản thân: Thông qua câu chuyện, hãy nêu bật những điểm mạnh, khả năng giải quyết vấn đề và sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển.
  • Kết nối câu chuyện với mục tiêu nghề nghiệp: Chia sẻ về mục tiêu phát triển sự nghiệp của bạn để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có định hướng rõ ràng và mong muốn cống hiến cho công ty.

Tính xác thực:

  • Chia sẻ câu chuyện thực tế: Hãy kể câu chuyện có thật đã xảy ra với bạn để tăng tính chân thực và thuyết phục.
  • Cung cấp bằng chứng: Sử dụng số liệu, dữ kiện hoặc ví dụ cụ thể để minh họa cho câu chuyện của bạn.
  • Thể hiện sự tự tin: Tin tưởng vào câu chuyện của bạn và trình bày một cách tự tin, đừng ngần ngại việc sẽ bị phán xét hay chê bai.
Thông qua câu chuyện, hãy nêu bật những điểm mạnh, khả năng giải quyết vấn đề của bạn
  1. Các kỹ thuật kể chuyện có thể sử dụng

Có 3 kỹ thuật phổ biến mà bạn có thể áp dụng để kể câu chuyện của mình khi phỏng vấn:

Hero's Journey - Hành trình của người hùng

Hành trình của người anh hùng, hay còn gọi là Monomyth, là một cấu trúc kể chuyện phổ biến được tìm thấy trong vô số câu chuyện cổ tích, phim ảnh và cả trong chính cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó mô tả hành trình trưởng thành của nhân vật chính, từ khi bước ra khỏi vùng an toàn, đối mặt thử thách, và đạt được thành công. Áp dụng với phỏng vấn, bạn có thể kể về những khó khăn, thất bại của mình trong quá khứ & cách bạn vượt qua nó, đạt được thành tựu mới như thế nào, từ đó tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

The Mountain - Vượt núi

Mô hình "Vượt Núi" hay còn gọi là "The Mountain" là một cấu trúc kể chuyện tương tự như Monomyth (Hành Trình Của Người Anh Hùng). Tuy nhiên, nó có một số điểm khác biệt, đặc biệt là ở phần kết thúc. Kết thúc có thể đa dạng, bao gồm cả kết thúc buồn. Nhân vật chính có thể không đạt được mục tiêu ban đầu, nhưng họ vẫn học hỏi được những bài học quý giá và trưởng thành hơn.

False Star - Sao đổi ngôi (Đoạn kết bất ngờ)

"Ngôi Sao Giả" (False Star) là một kỹ thuật kể chuyện cao cấp, sử dụng yếu tố bất ngờ để thu hút người nghe và khiến họ tò mò muốn theo dõi câu chuyện đến cùng.

Cách thức hoạt động:

Thiết lập kết thúc dễ đoán: Ban đầu, bạn sẽ dẫn dắt người nghe đến với một kết thúc có vẻ dễ đoán, như thể họ đã biết trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Bất ngờ xuất hiện: Tuy nhiên, thay vì diễn ra như dự đoán, một biến cố bất ngờ sẽ xảy ra, đảo ngược hoàn toàn tình thế và buộc nhân vật chính phải bắt đầu lại từ đầu.

Khơi gợi sự tò mò: Bất ngờ này khiến người nghe tò mò và muốn tiếp tục theo dõi để xem kết quả cuối cùng sẽ ra sao.

Trên đây là nghệ thuật kể chuyện trong quá trình phỏng vấn mà bạn có thể thử áp dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung

Đúng Người Đúng Việc - Nền tảng tìm việc thụ động