1. /
  2. Blogs/
  3. Góp Ý Như Thế Nào Khi Đồng Nghiệp "Nhạy Cảm"?
Kiến thức, Phát triển bản thân, Blog

Góp Ý Như Thế Nào Khi Đồng Nghiệp "Nhạy Cảm"?

Khi đối mặt với đồng nghiệp “nhạy cảm với lời chê bai”, việc đưa ra góp ý trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy làm thế nào để họ “thấy sai mà sửa” mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số bí quyết để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Anne

Anne

5 phút đọc
Post's featured image

Môi trường làm việc là nơi tập hợp nhiều cá nhân với tính cách và khả năng tiếp thu phản hồi khác nhau. Việc đưa ra góp ý cho đồng nghiệp, đặc biệt là những người "nhạy cảm với lời chê bai", có thể trở thành một thử thách không hề đơn giản. Vậy, làm thế nào để "nhắc nhở" mà không khiến họ cảm thấy "tổn thương"? Hãy cùng Đúng Người Đúng Việc tìm hiểu nhé!

  1. Tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực

Môi trường làm việc an toàn là nơi mọi người có thể tự do diễn đạt ý kiến mà không sợ bị phê phán hay bị chỉ trích. Không phải môi trường nào cũng tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, việc bày tỏ ý kiến có thể khiến họ bị bàn tán và điều đó khiến họ không dám thể hiện quá nhiều. Đối với người nhạy cảm, việc này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vậy, hãy tạo ra không gian cho họ cảm thấy được chấp nhận và đồng tình, nơi họ có thể tự tin chia sẻ quan điểm và cảm xúc của mình mà không gặp phải sự phê phán.

  1. Lựa chọn thời điểm phù hợp

Việc chọn thời điểm phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của cuộc trao đổi. Tránh góp ý khi đồng nghiệp của bạn đang bận rộn hoặc căng thẳng vì điều này có thể làm giảm khả năng tiếp nhận thông điệp của họ. Thay vào đó, hãy chọn một thời điểm mà cả hai đều thoải mái và sẵn sàng thảo luận. Điều này không chỉ giúp tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực mà còn đảm bảo rằng thông điệp của bạn được hiểu và đánh giá đúng.

Bên cạnh đó, trao đổi riêng tư là điều cần thiết. Khi bạn muốn trò chuyện một cách cởi mở và chân thành mà không sợ bị gián đoạn bởi sự can thiệp từ bên ngoài, việc chọn một không gian riêng tư là cực kỳ quan trọng. Điều này cũng giúp tăng cường sự tin cậy và thấu hiểu giữa hai bên.

Việc trao đổi riêng tư là cần thiết
  1. Chỉ góp ý về hành vi, không phán xét về tính cách

Thay vì đánh giá hoặc phê phán tính cách của đồng nghiệp, hãy tập trung vào những hành vi cụ thể mà họ thể hiện trong quá trình làm việc. Việc này giúp tránh sự hiểu lầm và xung đột, vì bạn đang đề cập đến những điểm cụ thể và khách quan hơn. Chẳng hạn, thay vì nói "Bạn luôn là người tự cao và ích kỷ", bạn có thể nói "Trong một số tình huống, bạn đã không chia sẻ thông tin để hỗ trợ cho nhóm".

Mỗi người đều có những đặc điểm và phong cách làm việc riêng, và việc đánh giá hoặc phê phán về tính cách của họ có thể gây ra sự tổn thương và xung đột không cần thiết. Thay vào đó, hãy tập trung vào hành vi cụ thể mà họ có thể cải thiện để đạt được mục tiêu chung. Điều này giúp cho mọi người cảm thấy được đánh giá dựa trên hành động của họ, chứ không phải là tính cách cá nhân.

  1. Một số chú ý trong quá trình góp ý
  • Sử dụng ngôn ngữ cụ thể, rõ ràng: Thay vì nói "Bạn luôn đi trễ họp", hãy nói "Hôm qua bạn đi trễ họp 15 phút, khiến chúng ta bị lỡ mất phần đầu cuộc họp quan trọng."
  • Miêu tả hành vi, không đánh giá: Tránh sử dụng những từ ngữ mang tính đánh giá như "lười biếng", "vô trách nhiệm". Thay vào đó, hãy miêu tả hành vi cụ thể mà bạn quan sát được. Có thể có lý do nào đó mà đồng nghiệp của bạn chưa thể hoàn thành được nhiệm vụ, do đó, đừng vội đánh giá hành vi đó gắn liền với tính cách của họ.
  • Gắn kết hành vi với hậu quả: Giải thích cách hành vi của họ ảnh hưởng đến bản thân họ, đến công việc chung và đến những người xung quanh.
  • Đề xuất giải pháp: Thay vì chỉ trích, hãy đề xuất những giải pháp thay thế để họ có thể cải thiện hành vi của mình.
  • Khuyến khích đối thoại: Tạo cơ hội để họ chia sẻ quan điểm và giải thích lý do cho hành vi của mình.
  • Lắng nghe cởi mở: Thể hiện sự thấu hiểu và sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi từ họ.

Trên đây là cách góp ý cho đồng nghiệp dễ nhạy cảm mà Đúng Người Đúng Việc mong muốn gửi tới bạn. Hy vọng bạn đã có những tham khảo hữu ích để có thể tiếp tục học tập, làm việc và phát triển.

Ngoài ra, mời bạn tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung

Đúng Người Đúng Việc - Cộng đồng tìm việc miễn phí

Xem thêm

Post's featured image

Những khoảnh khắc khiến nhà tuyển dụng ồ WOW trong quá trình phỏng vấn!

Những lời khuyên làm thế nào để phỏng vấn tốt đã trở nên quá phổ biến & có rất nhiều ứng viên đã thực hiện. Vậy, đâu là những khoảnh khắc trong phỏng vấn mà bạn có thể tận dụng để nổi bật hơn những ứng viên khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc
Post's featured image

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Khi phải tìm kiếm & phỏng vấn về công việc trái với ngành học mình theo đuổi, nhiều bạn ứng viên đã gặp khó khăn & chưa thể diễn đạt được rõ ràng tại sao họ lại muốn đi theo ngành nghề đó. Vậy, đâu là bí kíp giúp bạn trả lời logic và trôi chảy câu hỏi này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne4 phút đọc
Post's featured image

Làm gì khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Mặc dù đã rất cố gắng thể hiện mình trong buổi phỏng vấn, nhưng bạn nhận thấy mình vẫn bị phớt lờ? Điều này còn có thể khiến bạn trở nên mất tự tin hơn trong phỏng vấn. Vậy, đâu sẽ là chiến lược giúp bạn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne3 phút đọc
Post's featured image

“Moonlighting Employee” là gì và vì sao nhân sự cần quan tâm đến xu hướng này?

Hiện nay, cùng với sự suy thoái kinh tế, làn sóng Moonlighting Employee đang dần trở nên mạnh mẽ khi người lao động phải tìm đến các công việc bên ngoài để có thể trang trải cuộc sống. Vậy, làn sóng đó là gì? HR cần lưu ý gì với nó? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc