1. Trang chủ
  2. Blogs
  3. Góp Ý Cho Sếp Khi Thấy Điểm Chưa Tốt - Cuộc Đời Nở Hoa Hay Cuộc Sống Bế Tắc?
Kiến thức, Kỹ năng nghề nghiệp, Phát triển bản thân

Góp Ý Cho Sếp Khi Thấy Điểm Chưa Tốt - Cuộc Đời Nở Hoa Hay Cuộc Sống Bế Tắc?

Bạn đã bao giờ mong muốn góp ý cho sếp nhưng sợ sẽ bị "ghim", bị làm khó dễ? Bạn có thiện chí nhưng phản ứng nhận lại thì chưa thực sự tích cực? Nếu câu trả lời là có thì có thể bài viết dưới đây có thể là "kim chỉ nam" cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu bài viết để biết được bí quyết góp ý cho sếp nhé!

Anne

Anne

6 phút đọc
Post's featured image

Góp ý cho sếp - tưởng chừng đơn giản nhưng lại là thử thách không phải ai cũng dám đương đầu. Lo lắng bị "bẽ mặt" khi bị cho là "không bằng ai mà lại hay góp ý", e ngại "lên lớp" cấp trên là những rào cản phổ biến khiến nhiều người ngần ngại. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách "lên tiếng" hợp lý, góp ý hiệu quả không chỉ giúp sếp cải thiện mà còn giúp bạn ghi điểm trong mắthọ. Hãy cùng Đúng Người Đúng Việc tìm hiểu cách góp ý để bạn có cuộc sống "nở hoa" chốn công sở nhé!

Đầu tiên, bạn đừng vội gặp và góp ý liền, mà phải quan sát và phân tích trước.

  1. Quan sát xem sếp bạn là người có xu hướng như thế nào trong việc đón nhận ý kiến

Mỗi vị sếp đều có cá tính và quan điểm riêng biệt trong công việc. Có người thích lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên, khuyến khích họ nói ra những khuyết điểm để có thể học hỏi từ tất cả mọi người, trong khi có người khác lại kiêng kỵ và kiêu căng, không muốn chấp nhận ý kiến từ cấp dưới vì sợ bị đánh giá là "sếp thua nhân viên". Do đó, việc đầu tiên là phải hiểu rõ tính cách của sếp để biết liệu họ có sẵn lòng tiếp nhận ý kiến từ nhân viên hay không.

Thường thì, một người cấp trên xuất sắc sẽ khích lệ nhân viên thể hiện ý kiến và mong đợi sự đóng góp để hoàn thiện bản thân. Ngược lại, nếu sếp của bạn không mở lòng với ý kiến từ cấp dưới, thì tốt nhất là bạn nên giữ im lặng. Hoặc bạn có thể tìm cách diễn đạt ý kiến một cách khôn ngoan hơn.

Phải hiểu rõ tính cách của sếp để biết liệu họ có sẵn lòng tiếp nhận ý kiến
  1. Chuẩn bị kỹ lưỡng & chu đáo về nội dung lẫn tinh thần

Vì người mà bạn góp ý là sếp chứ không phải là đồng nghiệp, họ cũng có tầm nhìn xa và rộng hơn, do đó bạn không thể phát biểu một cách cảm tính & không có căn cứ với sếp. Nếu chỉ nhìn, quan sát & góp ý ngay lập tức thì có thể bạn sẽ bị sếp đánh giá là người không tìm hiểu kỹ lưỡng, không có dẫn chứng & lập luận, do đó, họ cũng sẽ không đề cao bạn trong côn việc.

Thay vào đó, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung lẫn tinh thần:

  • Hiểu rõ vấn đề: Nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề bạn muốn góp ý, đảm bảo nắm rõ bản chất và tác động của nó.
  • Lập luận khoa học: Sắp xếp ý tưởng logic, sử dụng dẫn chứng cụ thể, dữ liệu chính xác để tăng sức thuyết phục.
  • Đề xuất giải pháp: Không chỉ góp ý mà hãy đưa ra giải pháp thực tế, khả thi để sếp có thể xem xét và dễ dàng áp dụng. Giải pháp cũng cần phải logic với những vấn đề mà bạn trình bày ở trên.

Bên cạnh đó, một tinh thần tốt cũng là một yếu tố mà bạn cần chuẩn bị:

  • Giữ thái độ tích cực: Góc nhìn thiện chí, mong muốn sếp cải thiện sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.
  • Tôn trọng sếp: Luôn giữ thái độ lịch sự, khiêm tốn, tránh áp đặt hay tỏ ra "lên lớp".
  • Kiểm soát cảm xúc: Giữ bình tĩnh, tự tin trong suốt quá trình góp ý, tránh để cảm xúc lấn át.
  • Sẵn sàng tiếp thu phản hồi: Cởi mở lắng nghe ý kiến của sếp, sẵn sàng giải thích và thảo luận thêm nếu cần thiết.
Chuẩn bị nội dung lẫn tinh thần một cách kỹ lưỡng sẽ giúp bạn góp ý tốt hơn
  1. Thời điểm là yếu tố then chốt

Nếu bạn có chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu, logic nhường nào, nhưng lựa chọn sai thời điểm có thể đẩy bạn vào thế "đúng người sai thời điểm", gây tác dụng ngược, mặc dù mục đích ban đầu của bạn là tích cực. Do đó, cần phải ghi nhớ những lưu ý sau về thời điểm:

Tránh lúc sếp đang bận rộn hoặc căng thẳng:

  • Khi sếp đang tập trung cao độ vào công việc, việc chen ngang để góp ý có thể khiến sếp cảm thấy bị xao nhãng, mất tập trung và dễ dẫn đến phản ứng tiêu cực.
  • Nếu sếp đang gặp nhiều áp lực công việc hoặc có tâm trạng không tốt, họ có thể không đủ bình tĩnh để tiếp thu ý kiến của bạn một cách khách quan và hiệu quả.

Tạo bầu không khí riêng tư:

  • Việc góp ý sếp trước mặt người khác có thể khiến sếp cảm thấy "bẽ mặt" và mất đi uy quyền. Do đó, hãy chọn thời điểm và địa điểm thích hợp để trao đổi riêng tư với sếp.
Lúc sếp bận rộn không phải là thời điểm thích hợp
  1. Khen trước, nhận xét sau là "keyword" bất bại

Ai cũng thích được khen ngợi và tôn trọng và sếp cũng không ngoại lệ. Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những lời khen chân thành sẽ giúp bạn tạo thiện cảm và "mở khóa" trái tim sếp, từ đó dễ dàng tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn hơn. Việc ghi nhận và dành những lời khen cho họ có thể khiến bầu không khí thoải mái hơn, vui vẻ hơn. Từ đó, phần trăm được sếp lắng nghe phản hồi cũng cao hơn và bạn cũng sẽ được đánh giá cao hơn.

Cuối cùng, đừng quên cảm ơn sếp vì đã dành thời gian để có thể lắng nghe và ghi nhận những phản hồi của bạn nhé!

Trên đây là cách góp ý khéo léo cho sếp mà Đúng Người Đúng Việc mong muốn gửi tới bạn. Hy vọng bạn đã có những tham khảo hữu ích để có thể tiếp tục học tập, làm việc và phát triển.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tham khảo nhanh hàng trăm cơ hội công việc mới nhất trên thị trường tại: https://dungnguoidungviec.com/tin-tuyen-dung

Đúng Người Đúng Việc - Cộng đồng tìm việc miễn phí

Xem thêm

Post's featured image

Những khoảnh khắc khiến nhà tuyển dụng ồ WOW trong quá trình phỏng vấn!

Những lời khuyên làm thế nào để phỏng vấn tốt đã trở nên quá phổ biến & có rất nhiều ứng viên đã thực hiện. Vậy, đâu là những khoảnh khắc trong phỏng vấn mà bạn có thể tận dụng để nổi bật hơn những ứng viên khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc
Post's featured image

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Khi phải tìm kiếm & phỏng vấn về công việc trái với ngành học mình theo đuổi, nhiều bạn ứng viên đã gặp khó khăn & chưa thể diễn đạt được rõ ràng tại sao họ lại muốn đi theo ngành nghề đó. Vậy, đâu là bí kíp giúp bạn trả lời logic và trôi chảy câu hỏi này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne4 phút đọc
Post's featured image

Làm gì khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Mặc dù đã rất cố gắng thể hiện mình trong buổi phỏng vấn, nhưng bạn nhận thấy mình vẫn bị phớt lờ? Điều này còn có thể khiến bạn trở nên mất tự tin hơn trong phỏng vấn. Vậy, đâu sẽ là chiến lược giúp bạn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne3 phút đọc
Post's featured image

“Moonlighting Employee” là gì và vì sao nhân sự cần quan tâm đến xu hướng này?

Hiện nay, cùng với sự suy thoái kinh tế, làn sóng Moonlighting Employee đang dần trở nên mạnh mẽ khi người lao động phải tìm đến các công việc bên ngoài để có thể trang trải cuộc sống. Vậy, làn sóng đó là gì? HR cần lưu ý gì với nó? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Anne5 phút đọc